Đại Nội Kinh Thành Huế – địa điểm du lịch lý tưởng không thể bỏ qua

20/04/2022 4693 lượt xem

Nằm trong quần thể di sản Cố đô Huế, Đại Nội Kinh Thành Huế với các di tích cung điện, đền đài cổ kính, trở thành điểm tham quan hấp dẫn nhất xứ Huế. Nơi đây từng chứng kiến và lưu dấu tất cả các giai đoạn thịnh suy, thăng trầm của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam và hiện là Đại Nội Kinh Thành Huế – địa điểm du lịch lý tưởng không thể bỏ qua.

Lịch sử Đại Nội Kinh Thành Huế

Đại Nội Kinh Thành Huế được xây dựng cùng với thời điểm xây dựng Kinh Thành Huế, cụ thể là từ thời vua Gia Long năm 1804 và hoàn chỉnh vào thời vua Minh Mạng năm 1833.

Đại Nội Huế nằm trong Kinh Thành Huế là nơi dành riêng cho các vị vua cùng hoàng thân nhà Nguyễn. Đại Nội Huế thường là tên gọi chỉ chung cho Hoàng Thành Huế và Tử Cấm Thành. Hiện nay, Đại Nội Kinh Thành Huế là một trong những điểm tham quan có sức hút lớn nhất, đứng đầu danh sách “Huế các địa điểm du lịch ưa thích”.

cung-thanh-hue
Đại Nội Kinh Thành Huế trong ánh đèn lung linh

Từ thời phân tách Đàng Trong – Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn đã chọn Huế làm thủ phủ của xứ Đàng Trong. Năm 1635, chúa Nguyễn Phúc Lan chọn xây dựng phủ ở Kim Long. Những năm 1687 – 1712, chúa Nguyễn Phú Thái và chúa Nguyễn Phúc Khoát dời phủ về Phú Xuân.

Đến thời Tây Sơn, vua Quang Trung cũng chọn Huế làm kinh đô. Và cuối cùng vào năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh (hay Nguyễn Ánh) lên ngôi hoàng đế, chính thức mở đầu cho vương triều nhà Nguyễn. Ông đã chọn Huế là nơi đóng đô và cho xây dựng Kinh Thành Huế cũng như Đại Nội Kinh Thành Huế.

Dai-Noi-kinh-thanh-Hue-3
Đại Nội Huế được nhiều vị vua chúa chọn làm thủ phủ của xứ Đàng Trong

Đặc điểm kiến trúc Đại Nội Kinh Thành Huế

Tính đến khi công trình hoàn thành hoàn chỉnh vào thời vua Minh Mạng, Đại Nội Kinh Thành Huế có tất cả khoảng 147 công trình. Đại Nội có phần mặt bằng gần như hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 600m.

Phần tường Đại Nội được xây bằng gạch kiên cố với độ dày 1m và cao 4m. Xung quanh bờ tường đều có hào bảo vệ. Đại Nội có 4 cửa ra vào, bao gồm: cửa chính tên Ngọ Môn, cửa phía Đông tên Hiển Nhơn, cửa phía Bắc tên Hòa Bình, cửa phía Tây tên Chương Đức.

dai-noi-hue
Check in Cổng Ngọ Môn kinh thành Huế

Khi đi du lịch Huế, tham quan Đại Nội Kinh Thành Huế, nếu chú ý du khách sẽ thấy hệ thống cung điện được bố trí theo một trục đối xứng ở giữa. Trong đó, trên trục chính ở giữa sẽ là các công trình cung điện dành riêng cho nhà vua. Còn hai bên sẽ là những cung điện được bố trí theo nguyên tắc “nam tả nữ hữu”, “văn tả võ hữu”. Về các miếu thờ cũng được sắp xếp theo thứ tự thời gian, trái trước phải sau hay còn gọi là “chiêu tả mục hữu”.

co-do-hue-zoom-cao
Toàn cảnh Đại Nội Kinh Thành Huế từ trên cao

Xét về tổng quan, tuy mỗi cung điện có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng nhìn chung đều được xây dựng theo kiến trúc triểu “trùng lương trùng thiềm”. Đây là kiểu cung điện nhà kép có hai mái trên cùng một nền.

Nhà được xây trên nền đá cao. Nền nhà lát gạch tráng men xanh hoặc vàng của Bát Tràng. Mái được lợp bằng ngói hình ống có tráng men, thường gọi là ngói Hoàng lưu ly hay Thanh lưu ly. Các cột trụ đều được sơn thếp với hoa văn long vân là chủ yếu.

Phần nội thất của mỗi cung có sự bày trí khác nhau theo từng chức vị. Tuy nhiên đều tuân thủ phong cách “nhất thi nhất họa”, thường trang trí phòng bằng các bài thơ văn chữ Hán.

Những di tích hiện còn lưu giữ bên trong Đại Nội Kinh Thành Huế

Theo các nhà nghiên cứu, trải qua thời dài cùng nhiều biến động lịch sử, hiện nay các công trình cung điện trong Đại Nội Kinh Thành Huế còn lại khá ít, chưa bằng một nửa so với số công trình ban đầu. Đến với Đại Nội Kinh Thành Huế, du khách có thể tham quan một số công trình di tích còn lưu giữ và bảo tồn đến ngày nay như:

Ngọ Môn: Đây là cổng chính của Hoàng Thành Huế, được xây dựng vào năm 1834, đời vua Minh Mạng. Tên gọi Ngọ Môn có nghĩa cổng xoay về hướng Ngọ. Trong dịch học, hướng Ngọ là hướng Nam, cũng là hướng dành cho những bậc vua chúa.

tour--nng-i-hu-4
Ngọ Môn Huế

Điện Thái Hòa – Sân Đại Triều Nghi: Đây là hai địa điểm diễn ra những buổi triều nghi hay lễ quan trọng của hoàng gia như lễ đăng quang, sanh thần vua, lễ đón tiếp sứ thần, buổi đại triều… Công trình được xây dựng vào năm 1805, đời vua Gia Long.

Dien-Thai-Hoa
Điện Thái Hòa ở Huế

Cung Diên Thọ và Cung Trường Sanh: Cung Diên Thọ được xây dựng vào năm 1803, là nơi sinh hoạt của các hoàng thái hậu nhà Nguyễn. Cung Trường Sanh được xây dựng vào năm 1821 cũng là nơi sinh hoạt của một số hoàng thái hậu và thái hoàng thái hậu.

cung-dien-diem-tho
Cung Diên Thọ ở Huế

Khu Tổ Miếu: Khu Tổ Miếu gồm có Hưng Tổ Miến thờ phụ mẫu vua Gia Long, Thế Tổ Miếu thờ những vị vua nhà Nguyễn, Triệu Tổ Miếu thờ Nguyễn Kim (thân sinh của chúa Tiên Nguyễn Hoàng), Thái Tổ Miếu thờ những vị chúa Nguyễn.

Thế Tổ Miếu ở Huế

Đại Nội Kinh Thành Huế còn có di tích Điện Phụng Tiên, Hiếu Lâm Các, Cửu Đỉnh… Ngoài khu vực Đại Nội, du khách có thể đến tham quan hệ thống lăng tẩm các vua nhà Nguyễn như Lăng Gia Long, Lăng Dục Đức Huế, Lăng Khải Định… và đặc biệt xuôi dòng sông Hương đến với Lăng Minh Mạng. Để tìm hiểu thêm về du lịch thuyền rồng sông Hương đến Lăng Minh Mạng, du khách có thể xem bài viết “Du lịch sông Hương – truyền thuyết một tên gọi”.

dien-thai-hoa-hue-9
Điện Thái Hòa trong Đại Nội Kinh Thành Huế

Hi vọng những thông tin cung cấp trên đây có thể giúp du khách hiểu thêm về Đại Nội Kinh Thành Huế cũng như du lịch Đại Nội Kinh Thành Huế. Cảm ơn du khách đã xem qua bài viết “Đại Nội Kinh Thành Huế – địa điểm du lịch lý tưởng không thể bỏ qua”.